Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Sinh viên bức xúc về áo đồng phục

Rất nhiều trường đại học ép sinh viên mau ao dong phuc. Điều này gây ra nhiều tranh cãi và bức xúc cho sinh viên.
Cụ thể là trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều sinh viên đã phán ánh việc nhà trường ép sinh viên phải mua ao dong phuc.  Việc mua áo đông phục cũng không có gì là lạ đối với các trường học cao đẳng, đại học, hay các trường THPT. Tuy nhiên việc này không dừng ở đó. Sinh viên đã mua đồng phục của trường rùi nhưng mà là mẫu đồng phục cũ, nay nhà trường thay mẫu đồng phục mới và ép sinh viên phải mua mẫuu đồng phục mới, Như vậy là sinh viên phải mất 2 lần tiền để mua đồng phục.


“Việc tăng học phí đã gây áp lực lớn, giờ thêm khoản đồng phục giá cao đầu năm gây khó khăn không kém cho các sinh viên nghèo", một sinh viên cho biết.
Hơn nữa những sinh viên sắp sửa ra trường nghĩa là chỉ còn vài tháng nữa cũng phải bỏ ra một khoản chi phí để mua đồng phục của trường. Đây là khoản chi phí không hợp lý.

Bộ GD-ĐT gần đây đã có văn bản về việc chỉ đạo và triển khai việc mặc đồng phục của học sinh, sinh viên năm học 2013-2014, yêu cầu các trường ĐH không bắt buộc sinh viên phải mặc đồng phục khi đến trường.

Việc mặc ao dong phuc đến trường cũng mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên các trường cần điều chỉnh sao cho hợp lý nhất với từng vùng miền, từng hoàn cảnh của trường, tránh gây nên những bức xức như trên

Khi áo đồng phục sinh viên “té nước theo mưa“

Không chỉ ao dong phuc với học sinh phổ thông, vài năm lại đây, nhiều trường đại học (ĐH) buộc sinh viên mặc đồng phục với đủ loại, từ áo đồng phục thể dục đến đồng phục khoa, áo đồng phục trường, thậm chí đã từng có trường đồng phục cả… mũ bảo hiểm…


Tại Lễ khai giảng của ĐH Công nghiệp TP.HCM, nữ sinh ngôi trường này đã khiến mọi người bất ngờ với đồng phục  như trang phục của các tiếp viên hàng không.
Tại Lễ khai giảng của ĐH Công nghiệp TP.HCM, nữ sinh ngôi trường này đã khiến mọi người bất ngờ với đồng phục như trang phục của các tiếp viên hàng không.
Đồng phục theo… ngày

Nhiều trường bắt buộc sinh viên (SV ) mặc đồng phục nên ngoài các loại tiền học phí và các khoản phí khác, đồng phục có giá không nhỏ. Trường Cao đẳng (CĐ) Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM, riêng SV  nữ phải đóng thêm 290.000 đồng cho một bộ đồng phục áo dài. Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Vinatex TP.HCM có giá đồng phục là 380.000 đồng. Trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM tiền may quần áo đồng phục thực hành và lý thuyết là 500.000 đồng… ĐH Dân lập Hải Phòng thông báo đồng phục SV  (mùa hè và mùa đông): 550.000đ

Một số trường như CĐ Viễn Đông, ĐH Ngân hàng TP.HCM, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Phú Yên, ĐH Đồng Tháp, ĐH Quốc tế Miền Đông, ĐH Bạc Liêu… quy định SV  phải mặc đồng phục cả tuần hoặc một số ngày trong tuần.

Có trường còn chi li trong quy định bắt SV  ngày nào phải mặc loại quần áo gì, màu sắc ra sao, giày dép thế nào. Thậm chí, trường ĐH Ngân hàng TP.HCM còn cực đoan hơn khi cấm SV  mặc đồng phục thể dục vào giảng đường, tức là sau giờ thể dục, SV  phải nháo nhào đi thay trang phục rồi mới được vào lớp (!).

Theo Cẩm nang SV ĐH và CĐ chính quy năm học 2012 - 2013 của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, SV phải mặc đồng phục vào 2 ngày trong tuần. Ngày thứ hai, nữ mặc áo dài, nam mặc áo sơ mi trắng dài tay và quần sẫm màu.

Thứ sáu, SV  phải mặc áo sơ mi vàng tay lửng, nữ mặc váy màu đen và nam mặc quần sẫm màu. Điều khiến nhiều SV bất bình là ngoài quy định không được mặc áo thun không cổ, không đi dép lê khi đi học và ra vào trường, trường còn cấm SV  mặc đồng phục thể dục vào trong lớp học, nghĩa là sau giờ thể dục SV  phải thay trang phục trước khi lên giảng đường. Nếu SV  vi phạm sẽ không được vào lớp học, Thanh tra đào tạo lập biên bản để xử lý và chấm điểm rèn luyện cuối năm.

Trường ĐH Đồng Tháp cũng có quy định tương tự. SV  không được mặc trang phục thể thao khi đến lớp. Đặc biệt, trường này yêu cầu SV  phải mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần.

Trong đó, nữ SV  ngành Sư phạm giờ học lý thuyết, vào phòng thi phải mặc áo dài hoặc bộ váy áo, đi giày hoặc dép quai hậu. SV  nữ các ngành khác khi lên lớp phải mặc đồng phục gồm quần âu, áo sơ mi và áo bỏ trong quần. Riêng với SV  các hệ liên thông, vừa làm vừa học và học viên cao học, khi đến lớp, vào phòng thi không được mặc quần jeans, áo thun. Nếu SV  mặc trang phục không đúng quy định sẽ không được cho vào lớp.

Trường ĐH Phú Yên thì quy định dù chỉ là thường phục mặc hàng ngày nhưng khi ra vào trường SV  nam phải mặc quần âu có đeo thắt lưng, đi giày và áo bỏ trong quần. SV  nữ cũng phải mặc quần âu hoặc váy. Trường CĐ Viễn Đông cũng vừa ban hành quy định đồng phục học sinh, SV  trong năm nay.

Theo đó, SV  vào lớp phải mặc đồng phục trường, cấm mặc áo thun không cổ kể cả khi đến trường vào ban đêm. Nếu vi phạm, SV  sẽ bị mời ra khỏi lớp học, cấm thi, trừ điểm thi đua và xét hạnh kiểm. Trường ĐH Quốc tế Miền Đông còn quy định đồng phục riêng của mỗi khoa.


Bất tiện… ráng chịu

Vào ngày 26/8 vừa qua, Khoa Giáo dục Tiểu học ĐH Sài Gòn, TP.HCM đã có thông báo quy định về việc SV  của khoa phải mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần. Thông báo bất ngờ này làm không ít SV  của khoa sửng sốt, vì trước nay các SV  chưa từng nghe về việc này.

Theo phản ánh từ SV trên các trang mạng thì các bạn trẻ bức xúc vì rất nhiều lí do, như: Đồng phục là trang phục chung của học sinh cấp 2, 3 để có tính đồng nhất. Còn SV đại học cần có sự năng động lẫn cá tính, và điều đó dễ dàng thể hiện qua trang phục. Vậy mà bây giờ lại phải quay lại “cái thời” váy áo y chang nhau để đến trường.

Qua khỏi trường cấp 2, cấp 3, lên đến ĐH cứ nghĩ là nơi có thể tự do thoải mái, thế mà bây giờ lại phải một  lần nữa chịu đựng sự gò bó về quần áo, làm cho bất tiện về việc đi lại cũng như học tập, bởi trong 1 ngày học, có khi SV phải di chuyển từ cơ sở này qua cơ sở kia, váy áo thế này quả thật là mệt mỏi và bất tiện khi đi xe máy hay xe bus.

Hơn nữa, SV Sư phạm hầu hết đều khá khó khăn, vừa đi học vừa đi dạy thêm, được miễn giảm học phí mới yên tâm học tập, bây giờ phải tốn kém một khoản tiền mua đồng phục đi học; rồi nữa là cơ sở vật chất tại khoa thật sự không thích hợp để mặc đồng phục thế này, bởi phòng học chỉ giờ học mới mở, ghế đá thì ít, SV thường phải ngồi ở hành lang để chờ đợi đến ca học. Thậm chí có bạn nhà xa phải nghỉ trưa tại trường, mặc váy thế này có phải là quá khó cho SV không?.

Theo quy định của Trường ĐH Dân lập Văn Lang, mỗi khoa sẽ có một loại đồng phục riêng nhưng bắt buộc nữ phải mặc áo dài. Khoa Công nghệ sinh học yêu cầu nữ SV phải mặc áo dài màu vàng, khoa Ngoại ngữ thì yêu cầu áo dài màu xanh nước biển, quần màu vàng... “Để đi vào nền nếp, việc mặc đồng phục được tính vào điểm rèn luyện của mỗi sinh viên”. Chính vì “tính vào điểm rèn luyện” nên SV nào cũng “sợ”.

“ Hổng giống ai”

Thầy Lê Minh Đức - Trưởng phòng Công tác chính trị - SV Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM cho rằng: Thực tế cũng cho thấy, những trường TCCN, CĐ, ĐH có tính chất đặc thù và có thể đồng phục được, như các trường công an, quân đội, hải quan, hàng hải... thì đều đã mặc đồng phục. Còn những trường khác, có muốn áp đặt cũng rất khó.

Hiện trong năm ngành đào tạo của trường, chỉ có SV  ngành Du lịch là mặc đồng phục (nữ mặc áo dài, nam sinh mặc sơ mi, quần tây, đeo cà vạt). SV các ngành Văn hóa, Mỹ thuật, Sân khấu, Âm nhạc thì mặc tự do. Các em đã 18 tuổi hết rồi, phải tôn trọng.

Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga cũng khẳng định: “Tôi thấy rằng trên thế giới dường như không có trường ĐH, CĐ nào quy định đồng phục cho sinh viên. Tôi cũng đi nhiều nước, đến nhiều trường ĐH và thấy rằng SV của họ ăn mặc rất thoải mái.

Miễn đừng ăn mặc phản cảm khi đến trường, còn SV có quyền ăn mặc theo phong cách riêng của họ, bởi trang phục cũng là một cách định hình cá tính. Không nên quy định đồng phục SV  giống như học sinh bậc phổ thông, SV  cần được ăn mặc thoải mái để thể hiện cá tính riêng qua trang phục, miễn sao đảm bảo sự kín đáo, lịch sự”.


Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=711189

Nhược điểm của việc mặc áo đồng phục học sinh

Bên cạnh những ưu điểm của việc mặc ao dong phuc học sinh thì vẫn có những nhược điểm. Hôm nay chúng tôi xin đưa ra một số nhược điểm của việc mặc áo đồng phục học sinh.

- Có rất nhiều học sinh đã phản đối việc mặc áo đồng phục lý do là vi phạm quyền tự do của học sinh - sinh viên. Không cho học sinh, sinh viên mặc cái gì họ thích. Lý do này cũng không sai ở đâu cả.


- Một nguyên nhân thứ 2 nữa là. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn là học sinh của trường này và một đám học sinh của trường khác ghét học sinh trường bạn chẳng hạn. Dấu hiệu nhận biết những học sinh thuộc trường nào lại chính là chiếc ao dong phuc. Lúc này những chiếc áo đồng phục lại là nguyên nhân sâu xa làm gia tăng bạo lực học đường, làm học sinh có thể trở thành mục tiêu bắt nạt của các học sinh trường khác. Nguyên nhân này cũng được khá nhiều bạn học sinh đưa ra nhưng tôi cho rằng là hãn hữu vì nếu không có gì gây hấn thì chẳng tự nhiên lại đánh nhau. Mà nếu có gì đó xích mích từ trước thì việc mặc áo đồng phục hay thường phục cũng dẫn đến đánh nhau mà thôi.

- Để cho con cái bằng bạn bằng bè được bình đẳng với nhau thì các bậc phụ huynh cũng phải bỏ ra một khoản chi phí để các con may đồng phục ở trường. Với những gia dình khá giả thì không sao, nhưng với những gia đình nghèo thì đây cũng có thể là một gánh nặng kinh tế. Và hơn thế nữa cộng với các khoản đóng đầu năm cho các em học sinh thì số tiền bỏ ra không hề nhỏ. 

- Việc móc nối giữa nhà trường và cơ sở in áo đồng phục để lấy thêm tiền, lấy thêm hoa hồng. Việc này không phải là  không có như vậy nhà trường có thêm một khoản thu và đồng nghĩa với phụ huynh phải mất thêm một khoản chi phí lớn hơn chi phí thực của chiếc áo đồng phục


Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Văn hóa ứng xử qua chuyện áo đồng phục học sinh

Chẳng phải bàn cãi gì về mục đích tốt đẹp của việc học sinh mặc đồng phục bởi đó là một nét văn hóa học đường. Mà đã là văn hóa thì chỉ có đẹp mà thôi. Điều đáng nói ở đây là cách mà người ta thực hiện nét văn hóa học đường ấy.

Chuyện ao dong phuc học sinh không phải bây giờ mới có. Nét văn hóa này xuất hiện ở các trường học từ thời Pháp thuộc. Nữ sinh trường Đồng Khánh ở Huế với đồng phục áo dài trắng và nón bài thơ; nữ sinh trường Gia Long ở Sài Gòn với đồng phục áo dài tím, sau chuyển thành áo dài trắng với hình bông mai vàng trên ngực áo…

Chẳng phải bàn cãi gì về mục đích tốt đẹp của việc học sinh mặc đồng phục bởi đó là một nét văn hóa học đường. Mà đã là văn hóa thì chỉ có đẹp mà thôi. Điều đáng nói ở đây là cái cách mà người ta thực hiện nét văn hóa học đường ấy. Máy móc, cứng nhắc hay vì bệnh thành tích, vì cái danh hão hoặc buồn hơn vì chút lợi ích phết phẩy nào đó mà người ta đã và đang làm cho “đồng phục” học sinh bị biến tướng.

Tại sao phải ép các cháu may đồng phục tập thể toàn trường với giá bằng cả tạ thóc một bộ? Tại sao quần cứ phải màu xanh còn màu đen thì không được dù cả hai đều là màu tối, để rồi có cảnh học sinh bị đuổi ra khỏi lớp, buộc phụ huynh phải bỏ tiền ra may quần khác?

Không chỉ đồng phục quần áo, nhiều trường còn chủ trương “đồng phục” cả giày dép. Có trường bắt học sinh phải mang giày bata, không được đi dép nhựa. Để thực hiện cho bằng được cái chủ trương đó của lãnh đạo, thầy giáo buộc phải đi làm cái việc phản cảm, phản giáo dục là ngồi canh cổng, dao kéo trong tay, lăm lăm cắt dép học trò. Còn phía sau lưng thầy, trước sảnh chính của trường, vẫn tươi rói khẩu hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” (!?)


Chưa dừng lại đó, chuyện “đồng phục” tiếp tục lan sang sách vở, giấy bút. Sách giáo khoa bây giờ in đẹp, bìa sách được họa sĩ vẽ hình, trình bày rất nghệ thuật. Bìa vở học sinh cũng được các công ty, doanh nghiệp chú trọng vẽ hình cho thật đẹp, lại còn in lồng cả cái nhãn vở vào nữa. Thế mà chẳng hiểu sao từ bao năm nay, các trường cứ bắt học sinh phải lấy giấy màu bọc sách vở theo qui định cho từng môn. Bao nhiêu công sức, tiền bạc đầu tư cho cái bìa sách, bìa vở phút chốc đổ trôi sông trôi biển. Cái đẹp không thắng nổi lối tư duy… xám xịt hiện hình bằng những vỏ bọc màu xanh xám hay tím ngắt.

Chuyện đồng phục còn bay xa, vươn cao khi nó len vào cả các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Nó cũng được qui định ngặt nghèo chẳng khác gì ở bậc học phổ thông, thậm chí có trường còn ép sinh viên khi nhập học phải đóng tiền để may đồng phục tập thể toàn khóa. Khổ thân những sinh viên nghèo, lo học phí, tiền trọ, tiền ăn đã đủ mệt giờ lại phải oằn lưng gánh thêm khoản tiền bất đắc dĩ! Nhưng qui định của trường đã ghi rõ trên giấy báo nhập học, ai dám từ chối?

Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có trang phục mang đậm nét văn hóa riêng của dân tộc mình. Hiện nay, ở bậc học phổ thông cũng như đại học, tỉ lệ học sinh, sinh viên dân tộc ít người ngày càng tăng. thế nhưng trong suốt năm học rất hiếm khi được thấy dù chỉ một lần, các em mặc trang phục của dân tộc mình đến lớp.

Trong lúc chúng ta đang nỗ lực xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì “tư duy” đồng phục cùng với tâm lí sính ngoại đang cản trở nỗ lực ấy, làm mất dần sự đa dạng trong bản sắc văn hóa mặc của các dân tộc Việt Nam.

Mặc trước hết là ứng xử với môi trường, phải phù hợp với điều kiện thời tiết, địa lí. Nước ta ở xứ nóng, mưa nắng, nóng lạnh thất thường cho nên không thể máy móc bắt học sinh quanh năm suốt tháng chỉ với vài bộ đồng phục để thay đổi.

Áo dài chẳng hạn, tuy có nét đẹp riêng và đậm đà bản sắc dân tộc nhưng không phải môi trường nào cũng thích hợp. Trời nắng nóng, mưa gió, mùa lạnh, làm việc không phải trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ, chị em phụ nữ đến ngày kị trong tháng… thì sao có thể thoải mái khi “diện” áo dài được?

Mặc không chỉ để cho mình mà còn để cho người. Mặc đẹp thể hiện phong cách ứng xử văn hóa. Nếu quanh năm chỉ một màu đồng phục, vô tình chúng ta đang làm nghèo đi nhu cầu thưởng thức và năng lực sáng tạo Cái Đẹp của học sinh, phản lại mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện.

Ao dong phuc chỉ đẹp khi nó được nhìn nhận, đề cao ở góc độ văn hóa, thẩm mĩ và sự tiện dụng như đã nói ở trên. Tuy nhiên, những năm gần đây, các yếu tố ấy dường như đang bị xem nhẹ. Bệnh hình thức, thói háo danh và cả những toan tính vật chất đang làm biến tướng chuyện đồng phục. Từ một nét đẹp văn hóa đáng lẽ cần được phát huy thì người ta lại làm cho nó mất cảm tình, trở thành nỗi lo của hàng triệu học sinh, phụ huynh trong cả nước mỗi khi năm học mới bắt đầu.

Rất may là ngày 9/9 vừa rồi, trước sức ép của dư luận, Bộ GDĐT đã có văn bản về việc chỉ đạo và triển khai việc mặc đồng phục của học sinh. Theo đó, không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục hằng ngày đến trường. Mẫu đồng phục phải đơn giản, ổn định, phù hợp lứa tuổi và khả năng tài chính của phụ huynh. Đó là một chỉ đạo kịp thời để ngành giáo dục tự điều chỉnh mình, không chỉ riêng  trong chuyện đồng phục. Để những câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”... tươi thắm mãi niềm tin, tình yêu thương của thầy trò cũng như của gia đình và xã hội.

Nguyễn Duy Xuân
Nguồn: http://dantri.com.vn/dien-dan/van-hoa-ung-xu-qua-chuyen-dong-phuc-hoc-sinh-779618.htm

Lợi ích của việc mặc áo đồng phục học sinh, sinh viên

Áo đồng phục là nhu cầu thiết yếu của rất nhiều học sinh, sinh viên

Lợi ích của áo đồng phục đó là mang lại sự đoàn kết. Bạn hãy tưởng tượng sẽ như thế nào nếu một nhóm người nổi  bật với bộ trang phục nổi trội bắt mắt và như nhau. Tất cả mọi người sẽ ngước nhìn.
Áo đồng phục sinh viên, học sinh còn đem lại ấn tượng của tập thể. Sẽ thế nào nếu bạn mặc một chiếc áo đồng phục rất ấn tượng nói lên cá tính hay quảng bá hình ảnh thương hiệu của tập thể đó.






Áo đồng phục học sinh, sinh viên đem lại cảm giác bình đẳng không phân biệt giai cấp, giàu nghèo gì hết. Bạn cũng như tôi, dù giàu dù nghèo nhưng bạn cũng như tôi. Bạn sẽ tự tin hơn, năng động hơn. Cảm giác thiếu tự tin bất chợt xuất hiện cũng dễ hiểu khi người bạn của bạn mặc toàn đồ hiệu còn bạn thì không đủ điều kiện để có được những bộ đồ hiệu đó. Ao dong phuc sẽ xóa bỏ cảm giác đó đem lại sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên.  Xóa bỏ đi rào cản về kinh tế giữa các học sinh và sinh viên với nhau.

Ao dong phuc đem lại sự đoàn kết cảm giác tự hào về trường học cho học sinh - sinh viên. Bạn có cảm giác tự hào nếu bạn khoác trên người bộ đồng phục của ngôi trường danh giá đúng không?

Ao dong phuc tránh trường hợp sinh viên, học sinh ăn mặc mang tính cá nhân và không hợp với văn hóa học đường. Rất nhiều học sinh, sinh viên ăn mặc lố lăng quá ngắn và không phù hợp với môi trường học đường, Nếu không ngăn chặn điều này thì các học sinh khác cũng bắt chước vì nghĩ đó là nổi bật và chơi trội
Một lý do nghe có vẻ hơi xa xôi nhưng các bạn học sinh, sinh viên ngày nay rất hay chạy theo mốt, chạy theo bạn bè. Bạn bè có đồ là hay có học theo mua. nhưng khi có áo đồng phục giúp các học sinh tránh được áp lực từ việc phải mua quần áo hợp thời trang theo bạn bè

Một lý do nữa là giúp những giám thị, bảo vệ phát hiện ra người ngoài ra vào trường học.


Hiện nay thì ao dong phuc không còn quá xa lạ nữa. Bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh đó ở trên đường và trường học.
Bước vào sân trường và nhìn thấy một lớp bất kỳ dưới ánh nắng mùa hè và chiếc áo phông đồng phục màu vàng nhìn các bạn học sinh thêm năng động và tươi trẻ hơn.